Quẻ dịch số 17 "TRẠCH LÔI TÙY"

A - Giải Thích Cổ Điển

1) Toàn quẻ :

- Đã có an vui rồi thì người ta sẽ theo. Do đó tiếp sau quẻ Dự là quẻ Tùy.

- Tượng hình bằng ngoại Đoài nội Chấn, tức là khi Sấm động thì nước trong đầm cũng động theo.

- Hào dương quái Chấn ở dưới cùng, nhường cho hào âm quái Đoài ở trên hết như vậy là động mà hòa duyệt, nên gọi là Tùy.

- Quân tử xem tượng ấy mà tùy thời động tĩnh.

2) Từng hào :

Sơ Cửu : dương cương đắc chính, chỉ bậc quân tử ở vị thấp, vào thời Tùy phải mềm mỏng với hai âm ở trên, nhưng vẫn giữ trinh chính, sẽ thành công. (Ví dụ Lưu Bị phải tạm ẩn nhẫn ở nhờ TàoTháo, nhưng dám ký tên vào tờ huyết thệ diệt Tào cứu Hán)

Lục Nhị : trùng âm, ở thời Tùy thân cận ngay với Sơ Cửu, bỏ rơi Cửu Ngũ, nên mất chính nghĩa. Nói một cách khác, thấy lợi gần bỏ nghĩa xa. (Ví dụ người Quốc Gia mà đi theo Cộng Sản)

Lục Tam : cũng âm hào nhưng cư dương vị, ở thời Tùy biết theo Cửu Tứ, bỏ Thượng Lục, tức là bỏ tà theo chính, trái với Lục Nhị bỏ chính theo tà, nên được lợi cư trinh. (Ví dụ: Châu Xương ,trước theo giặc Khăn Vàng, may gặp được Quan Công, liền theo ngay).

Cửu Tứ : có tài, nhưng vì kẻ theo phần nhiều là tiểu nhân (Nhị,Tam), nếu không biết xử sự đúng đạo lý, buông thả che chở chúng, thì sẽ bị họa. (Ví dụ Hồng Tú Toàn tụ họp quân ô hợp phá nhà Thanh, nhưng vì thiếu kỷ luật nên Thái Bình Thiên Quốc sớm bị tan rã)

Cửu Ngũ : ở vị chí tôn, hết lòng tin theo hiền thần Lục Nhị, nên được Cát (ví dụ Tề Hoàn Công cương quyết tín nhiệm Quản Trọng, nên nước Tề được cường thịnh)

Thượng Lục : đạo Tùy đã đạt tới cực điểm, vì người lãnh tụ xứng đáng, biết khoan dung đại lượng. (Ví dụ Thái Vương, tổ nhà Chu, bỏ ấp Mân chạy sang Kỳ Sơn, dân chúng đều theo đi).

Chú ý : Theo thường lệ, đến hào Thượng thì vận hội đang diễn tiến biến sang một vận hội mới. Duy quẻ Tùy chỉ nói đến tâm lý, nên hào thượng vẫn còn Tùy mà được Hanh.

B - Nhận Xét Bổ Túc.

1) Ý nghĩa quẻ Tùy :

- Thượng quẻ cho ta thấy hạ quái Chấn dương sẽ thắng, thượng quái Đoài âm sẽ phải tùy theo, mặc dù Đoài ở địa vị trên và chấn ở địa vị dưới. Do đó quẻ này ứng với câu hỏi: nên tin theo ai, bất kể ở địa vị nào.

- Theo lời giải thích của cổ nhân, Tùy không những có nghĩa là tùy theo một người hoặc một hệ thống tư tưởng nào, mà còn có nghĩa là tùy thời, nên cương như Chấn thì cương, nên hòa duyệt như Đoài thì cứ hoà duyệt.

2) Bài học :

a) Toàn quẻ cho biết hai điều:

- nếu mình tài kém, dù ở địa vị cao, cũng nên theo người tài trí dù người đó ở địa vị thấp;

- nếu mình tài cao mà ở địa vị thấp, cũng nên hạ mình mà theo phò bậc quốc trưởng ít tài nhưng đôn hậu.

b) Mỗi hào lại cho ta biết đường lối Tùy thích hợp với hoàn cảnh của mình:

- Sơ Cửu ở địa vị thấp, phải mềm mỏng với kẻ tiểu nhân cầm quyền, nhưng vẫn phải giữ trinh chính, không xu phụ.

- Lục Nhị không nên ham lợi nhỏ ở gần mà bỏ nghĩa lớn ở xa.

- Lục Tam là kẻ biết bỏ tà theo chánh.

- Cửu Tứ có tài lớn, được thiên hạ theo, nhưng chính vì đó mà có thể bị hung vì còn có Cửu Ngũ ở trên, không nên lộng hành hống hách.

- Cửu Ngũ lấy chí thành mà đãi Lục Nhị, tốt.

- Thượng Lục vì ôn hoà, khoan dung đại độ, nên được mọi người tin theo đến cùng.

Trở Về Trang Bát Tự Hà LẠC


yêu thắng lê thiện hiếu vận trình tuổi dấn lịch âm hướng bếp năm giáp tý quý mùi su tên phong thủy chơi các trò chơi nấu ăn giuong Tính cách con người ý nghĩa sao phụ nữ bói nốt ruồi Phong thủy giuong ngủ tuổi Nu xem tuổi nhÃƒÆ Nho thổ tú Nhà thị phi cúng nhập trạch Khai Truong chuyển nhà nhạc 12 Cung Hoàng Đạo tu vi Yêu đơn phương một người nghĩa bánh chưng CÚNG phòng khách xem tướng cổ Cây Cối chọn hướng nhà cho tuổi canh thân giờ phú các sao tốt giấc Ban công sao Tử phù BÃƒÆ thần mắt roi loan Bính Thân cung ky Dụng thần lÃ Æ lỗi phong thủy thế Thanh Long bảo bình và chuyện ấy chọn màu xe máy theo phong thủy mỹ mãn 5 bước duy trì sức khỏe tình dục nam điểm Chọn nghề theo bát tự